Còn được biết đến với tên gọi dây thần kinh sinh ba, đây là loại dây thần kinh quan trọng có chức năng chi phối những cảm giác trên vùng mặt, vận động cơ thái dương hàm, cơ nhai và cơ châm bướm trong. Đau dây thần kinh số 5 đôi khi không được nhận biết đúng đắn và phát hiện kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Cơ chế hình thành nên chứng đau dây thần kinh số 5 cho đến hiện nay y học vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng, thường gọi là vô căn (không tìm thấy nguyên nhân). Nhưng có hai giả thuyết tạm thời lý giải cho điều này, đó là sự bất thường trong hệ thống nhân dây thần kinh số 5, và dây thần kinh số 5 bị mạch máu chèn ép trên đường đi ra khỏi thân não (REZ zone).
Đau đột ngột, có thể đau như điện giật trên vùng mặt, đôi khi đau dữ dội hơn. Cơn đau ngắn, từ vài giây tới 1 phút, nhưng vẫn có các trường hợ đau liên tiếp nhau và kéo dài hơn.
Đau một bên của mặt, tập trung tại nhưng vùng khu trú của dây thần kinh số 5 (thông thường chỉ đau ở phạm vi 1 trong 3 nhánh). Đôi khi chứng đau cũng phát ở hai bên, nhưng trường hợp này khá hiếm gặp.
Đau khi có những tác động như nhai thức ăn, đánh răng, thậm chí là chạm tay vào mặt hay gió thổi qua.
Lưu ý, ngoài các biểu hiện trên, bệnh nhân không thấy có dấu hiệu bất thường nào khác.
Bệnh thường bị chẩn đoán nhầm sang bệnh sâu răng hay bệnh lý khác liên quan đến răng lợi. Khá nhiều bệnh nhân đã bị điều trị nhầm do chẩn đoán sai lệch này.
Như đã nói, thuốc chữa bệnh đau dây thần kinh số 5 có thể kể theo Tây y và Đông y. Cụ thể:
Trong Tây y, để điều trị bệnh đau dây thần kinh số 5, các bác sĩ qua đánh giá tình hình bệnh sẽ chỉ định theo một trong hai phương án nội khoa hoặc phẫu thuật. Trong đó nội khoa là phổ biến.
Đối với điều trị nội khoa, bệnh nhân sẽ được cho dùng thuốc chống co giật Carbamazepine. Có thể nói đây là loại thuốc gần như chắc chắn sẽ được áp dụng cho loại bệnh này. Liều uống của Carbamazepine sẽ tăng dần để cơ thể dần thích nghi và lấy về hiệu quả. Lịch trình uống thuốc sẽ kéo dài khoảng vài tháng và được theo dõi định kỳ. Sau đó liều lượng sẽ giảm dần đi và có thể ngừng hẳn nếu bệnh tiến triển tốt, cơn đau chấm dứt không còn tái phát.
Tuy nhiên bản thân Carbamazepine vẫn là một loại thuốc Tây y, việc sử dụng liên tục trong một thời gian dài như vậy chắc chắn sẽ tạo ra một vài phản ứng phụ cho người bệnh. Đó là hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, hội chứng tiền đình tiểu não, lú lẫn, nhiễm độc da, thiểu sản tủy xương, viêm gan, rối loạn dẫn truyền tim, giảm nhẹ bạch cầu trung tính…
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh về bloc nhĩ – thất (nhịp tim chậm) thì Carbamazepine là chống chỉ định.
Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu cơ thể nổi các loại mụn nước, viêm gan hay biểu hiện bệnh về máu thì cần ngưng ngay và tái khám sớm nhất có thể.
Khi bệnh nhân không thể sử dung Carbamazepine, một số loại thuốc sau có thể sẽ được chỉ định áp dụng thay thế, nhưng đi kèm với đó luôn là những tác dụng phụ không mong muốn và những đối tượng chống chỉ định không được phép sử dụng:
Amitriptylin: liều dùng áp dụng từ thấp đến cao.
Tác dụng phụ: hạ huyết, táo bón, tăng cân, bí đái, khô miệng, thân run, lú lẫn, ngủ gà.
Chống chỉ định: người mắc bệnh glocom góc đóng, phụ nữ đang mang thai, người bị bệnh động kinh, rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, u tiền liệt tuyến.
Phenytoin: liều dùng 1 lần/ngày.
Tác dụng phụ: buồn ngủ, ngộ độc da, viêm gan, hội chứng tiền đình tiểu não. Ngưng sử dụng ngay khi xuất hiện mụn mủ ngoài da hoặc viêm gan.
Gabapentin
Tác dụng phụ: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thân run, đi lại không vững, ngủ gà.
Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, người dị ứng thành phần thuốc.
Clonazepam
Tác dụng phụ: giảm trí nhớ, ngủ gà.
Chống chỉ định: người mẫn cảm các thành phần thuốc.
Đến khi mọi loại thuốc điều trị đau dây thần kinh số 5 Tây y trên đây đều không mang lại hiệu quả mong muốn, phương pháp cuối cùng mà các bác sĩ thực hiện đó là phẫu thuật can thiệp trực tiếp.
Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.
►Xem thêm: Chữa tê tay chân theo dân gian
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét