Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Bài thuốc dân gian chữa tê chân tay

Ngải cứu trắng có tính nóng ấm, vị cay, thường được dùng làm cách chữa tê tay chân theo dân gian làm thuốc điều kinh, chữa đau bụng kinh, an thai, lưu thông khí huyết. 


Nếu muốn khỏi tê chân tay, thực hiện như sau:

Rửa sạch ngải cứu trắng, cho vào một cái nồi hoặc chậu nhỏ. Thêm vào nồi 1 ít muối trắng rồi đổ nước sôi cho ngập ngải cứu. Đợi cho ngải cứu tái và mềm là dùng được.

Ngải cứu trắng này được dùng để đắp lên các khớp khi có biểu hiện sưng tấy, tê mỏi. Cần đắp khi ngải cứu còn ấm nóng, nhiệt của nước nóng cùng với tính nóng của ngải cứu sẽ làm vết sưng tấy tan bớt, mạch máu được giãn nở giúp máu lưu thông. Có thể dùng bài thuốc này mỗi ngày mà không lo tác dụng phụ.


Cỏ trinh nữ, hay còn gọi là cây xấu hổ, thuộc họ trinh nữ (cần phân biệt cỏ trinh nữ với trinh nữ hoàng cung). Loại cỏ này tính hơi hàn, vị ngọt, được dùng để làm dịu các cơn đau, hạ áp, chữa thấp khớp. Cỏ trinh nữ có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô để dùng dần. Cách sắc cỏ trinh nữ làm thuốc chữa tê bì chân tay:

Thái mỏng từ 20 – 30g rễ trinh nữ, tẩm rượu cho thơm. Sắc số rễ trinh nữ vừa rồi với 400 ml dưới lửa nhỏ cho đến khi sệt lại còn 100 ml. Căng cơ vai gáy http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-vai-gay.html

Chia số thuốc vừa sắc làm 2 lần, uống trong vòng 1 ngày. Vào mùa đông, chân tay bị phát cước (chân tay sưng phồng do trời quá lạnh), dùng cách này cũng có thể cải thiện tình hình rất tốt.

Gừng thái lát hoặc đập dập, băm nhỏ cho vào một cái thau nhỏ.

Cho thêm vào thau một thìa muối hạt và nước ấm nóng khoảng 50 độ C. Không nên ngâm chân trong nước quá nóng vì có thể làm tổn thương các tế bào ở chân. Cũng không nên ngâm nước quá lạnh sẽ không hiệu quả.



Hàng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân trong nước gừng và muối trong 30 phút cho đến khi nước chỉ còn hơi ấm. Đây không chỉ là một bài thuốc trị tê tay chân mà còn mang lại cho chủ thể một giấc ngủ trọn vẹn.

Mướp có vị ngọt, không độc, tính bình. Đậu xanh tính mát, thành phần dinh dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Dùng kết hợp 2 nguyên liệu này có thể tạo ra một món ăn giàu dinh dưỡng và có lợi cho khí huyết.

Dùng 50g đậu xanh nguyên vỏ lụa, 100g gạo nếp vo qua cho hết bụi bẩn, rồi ninh nhừ dưới lửa nhỏ.Khi đậu xanh và gạo đã nhừ, cho 50g mướp đã gọt vỏ, rửa sạch vào đun cho đến khi sôi lại thì tắt bếp, nêm thêm gia vị cho vừa miệng. Nên dùng khi cháo còn nóng sẽ dễ ăn hơn.

Đậu đỏ vị ngọt chua, không độc, tính bình. Trong dân gian, người ta thường xuyên dùng đậu đỏ làm bài thuốc chữa nôn mửa, tê nhức chân tay, thanh nhiệt tiêu độc. Gừng lại có tính ấm nóng, giúp tiêu tan các vết tích tụ máu, sưng tấy.Dùng khoảng 3g lá bạc hà rửa sạch, đun qua để lấy nước (chỉ cần dưới 100 ml).

Ninh 50g gạo tẻ với 3 lát gừng. Khi gạo chín, cho thêm đường đỏ và khuấy tan. Cuối cùng đổ nước bạc hà đun lúc đầu vào, đun đến khi sôi lại. Món này dùng làm thuốc chữa tê tay rất tốt, đặc biệt là vào những ngày gió lạnh.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Hít sâu bị đau lưng vì nguyên nhân gì?

Tùy theo vùng bạn cảm thấy đau lưng mà cơn đau có vị trí biểu hiện khác nhau. Chúng tôi có nghi ngờ rằng xương sườn của bạn có thể gặp vấn đề. Không nhất thiết là chỉ gãy xương mới gây ra biểu hiện, các dạng bệnh lý khác như xương mỏng, loãng xương, rạn xương, ung thư xương (do di căn đến)… cũng hoàn toàn có các biểu hiện là bị đau lưng khi hít thở sâu.


Để kiểm chứng điều này, bạn nên đến các bệnh viện để kiểm tra chụp X-quang, MRI để có kết quả chắc chắn.

Đây là nhóm nguyên nhân mà chúng tôi cho rằng có khả năng cao nhất, bởi mỗi lần hít thở sâu, bộ phận thay đổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất là cơ lưng. Cơ lưng sẽ căng giãn mạnh khi hít sâu. Nếu chỉ là những tổn thương nhỏ, ở trạng thái bình thường sẽ không tạo ra cơn đau hoặc cơn đau không rõ ràng, nhưng khi có sự căng cơ mạnh, tổn thương này sẽ gây đau nặng hơn, thậm chí là vết rách cũng bị lớn hơn, người bệnh cảm nhận được rõ cơn đau hơn lúc bình thường.

Một bệnh lý khác cũng đặc biệt phổ biến được giải thích cho triệu chứng hít sâu bị đau lưng, đó là bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn có biểu hiện phô biến là đau ở vùng ngực và lan ra sau lưng, đau có thể âm ỉ, có thể nhói theo từng đợt khi có những thay đổi đột ngột như hắt hơi, ho, hít sâu hay vận động ảnh hưởng đến phần dây thần kinh liên sườn.



Bệnh cũng khá khó chẩn đoán chính xác, tốt nhất bạn nên tới kiểm tra tại các bệnh viện để có kết quả và phương pháp điều trị đúng.

Phổi, gan và thận chính là 3 cơ quan có thể gây nên những cơn đau lưng khi hít sâu. Tùy theo thể bệnh và cơ quan bị gặp vấn đề mà vị trí đau sẽ khác nhau.

Bệnh lý tại phổi như viêm phổi, viêm màng phổi, ung thư phổi sẽ tạo ra biểu hiện đau khi hít vào, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi và sốt cao.

Bệnh lý ở gan thường kèm biểu hiện trên da (vàng da, nổi mụn, dễ dị ứng…) và rối loạn tiêu hóa.

Bệnh lý ở thận sẽ kèm theo các biểu hiện ở đường tiết niệu (bí đái, nước tiểu vàng, đái ra máu…).

Tất cả những bệnh lý liên quan đến các cơ quan này đều có nguy cơ gây ra biểu hiện hít thở sâu thấy đau lưng, điều này là rất dễ hiểu.

Với toàn bộ những trường hợp nguyên nhân đã được liệt kê trên đây, có thể đối chiếu và xác định ban đầu về bệnh lý của mình, đồng thời tới kiểm tra tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để biết chính xác vấn đề.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. 

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Tê nhức bàn chân trái và phải có gì khác nhau?

Thực tế, tê chân không phải là một loại bệnh, mà chỉ là triệu chứng biểu hiện ra của một số bệnh lý nguyên nhân khác. Về cơ bản, cơ chế hình thành chứng tê bì này là do các dây thần kinh ngoại biên tại vị trí bàn chân bị rối loạn chức năng cảm giác của mình do bị chèn ép, tắc nghẽn hoặc viêm. 


Triệu chứng này thông thường sẽ diễn ra ở một bên cơ thể, do tính chất phân bố đối xứng của hệ xương – khớp, hệ thần kinh và nhiều bộ phận khác. Hiếm khi bệnh xuất hiện đồng thời ở cả hai bên, và biểu hiện, tác động của chứng tê bì này là giống nhau ở mỗi bên.

Như vậy tức là, dù là bị tê bàn chân trái hay bị tê bàn chân phải đi nữa, thì về cơ bản là chúng giống nhau. Một số người mô tả bị tê mu bàn chân phải hoặc trái, một số bị tê nửa bàn chân phải hoặc trái. Các biểu hiện này đều có nguyên nhân và cách chữa tương tự nhau.


Triệu chứng này thường biểu hiện khi cơ thể mắc các loại bệnh lý sau đây:


Viêm bao gân chân: bạn sẽ thấy các biểu hiện đi kèm khá đặc trưng, đó là sưng, nóng đỏ và đau tại gót chân, kèm triệu chứng tê bì.

Sự lưu thông máu bị tắc nghẽn: điều này xảy ra khi bạn giữ một tư thế quá lâu, chèn ép lên mạch máu, ví dụ ngồi xổm hay ngồi làm việc sai tư thế. Khi đứng dậy bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đồng thời chân tê mất cảm giác tạm thời. Căng cơ đùi http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-dui.html

Đau dây thần kinh tọa: là hiện tượng dây thần kinh tọa (bắt đầu từ cột sống thắt lưng và kéo dài xuống đến ngón chân) bị chèn ép, viêm, dẫn đến những cơn đau mỏi, có thể đau dữ dội và tê bì. Trường hợp này dây thần kinh tọa có thể bị chèn ép bởi những bệnh lý tại cột sống thắt lưng, ví dụ như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.

Nếu chính xác là như vậy và bệnh phát triển đến chứng tê bì, khó kiểm soát vận động chi, mất thằng bằng khi đi lại thì người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa xương khớp ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời. Đây là giai đoạn phát triển khá nặng của bệnh.

Thoái họa sụn, gây nhiều sự bất thường ở hoạt động của khớp, gây chèn ép dây thần kinh và gây tê bì.

Lão hóa: các cơ quan bộ phận theo thời gian hoạt động bị hao mòn và kém chức năng dần, dễ xuất hiện nhiều chứng bệnh, trong đó có biểu hiện ra chứng tê bàn chân phải hoặc tê bàn chân trái.

Thiếu vitamin B12 khiến cho dây thần kinh bị giảm chức năng, hạn chế hoạt động tạo nên chứng tê bì.

Một số bệnh lý khác: xơ vữa động mạch, đa xơ cứng, thấp khớp, ung thư cột sống, tai nạn mạch máu não…

Tùy thuộc theo nguyên nhân chẩn đoán và xác định mà có thể áp dụng những hướng điều trị kết hợp khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất sẽ có các phương pháp:

Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroide. Vật lý trị liệu với các biện pháp: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, xung điện, sóng siêu âm, laser… Thuốc dân gian với các bài thuốc đặc trị, áp dụng theo dạng nguyên nhân gây bệnh. Chú ý về vận động, tư thế và luyện tập thể dục.

Nhìn chung, chứng tê bàn chân trái hoặc tê bàn chân phải luôn đi kèm các biểu hiện khác để có thể xác định chính xác nguyên nhân và các dạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể. Để chắc chắn hơn vè tình hình sức khỏe của mình, mỗi người nên tham gia khám bệnh định kỳ và lưu ý về các phương pháp phòng tránh.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

►Xem thêm: Loạn trương lực cơ nguyên phát

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Loạn trương lực cơ chữa ra sao?

Loạn trương lực cơ nguyên phát: loạn trương lực không đi kèm các bất thường thần kinh, xét nghiệm, hoặc các bất thường về hình ảnh. Khởi phát và tiến triển của các triệu chứng từ từ và thường không có tư thế cố định. Tuy nhiên, đôi khi có thể có hiện tượng co rút ở vùng bị loạn trương lực cơ lâu ngày, đặc biệt là trong trường hợp loạn trương lực cơ hiện diện cả khi nghỉ ngơi lẫn khi vận động.


Loạn trương lực cơ thứ phát: liên quan đến một nguyên nhân mắc phải đã được biết đến hoặc có kèm các dấu hiệu thần kinh khác như yếu cơ, co cứng, mất thăng bằng, cử động bất thường ở mắt, bất thường võng mạc, suy giảm nhận thức, hoặc co giật. Loạn trương lực cơ thứ phát thường phát sinh từ một bệnh thái cụ thể, chẳng hạn như ngạt chu sinh, đột quị não, chấn thương, do dùng một số loại thuốc

Levodopa: Có lợi ở những bệnh nhân loạn trương lực cơ đáp ứng dopa (dopa-responsive dystonia - DRD).

Thuốc kháng cholinergic: Một số nghiên cứu cho rằng thuốc kháng cholinergic có lợi ở những bệnh nhân loạn trương lực cơ cục bộ và toàn thể.

Tetrabenazine: Bằng chứng từ các thử nghiệm nhỏ và báo cáo hàng loạt trường hợp cho thấy tetrabenazine là có lợi ở những bệnh nhân có nhiều rối loạn vận động tăng động, bao gồm loạn trương lực cơ.

Thuốc khác: 


Clonazepam, baclofen, zolpidem, và thuốc chẹn thụ thể dopamine đã được sử dụng để điều trị loạn trương lực cơ, nhưng bằng chứng về hiệu quả là rất ít.

Botulinum toxin A


Là một chất độc thần kinh mạnh sản xuất bởi vi khuẩn Botulinum clostridium, gây yếu cơ khu trú.



Tiêm độc tố Botulinum có lợi cho khoảng 50-85% bệnh nhân bị loạn trương lực cơ cổ và co giật nửa mặt. Nó cũng được xem như là lựa chọn điều trị cho rối loạn phát âm dạng co thắt (ví dụ, loạn trương lực cơ thanh quản), loạn trương lực cơ chân tay, và loạn trương lực cơ lưỡi- miệng- hàm.

Phục hồi chức năng


Được chỉ định cho: vẹo cổ co cứng, co cứng bàn tay viết văn, loạn trương lực cơ cục bộ khác, loạn trương lực cơ toàn thân.

Phẫu thuật


Hiệu quả của các phương pháp phẫu thuật còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Có thể áp dụng cho một số loại như:

Loạn trương lực cơ cục bộ. Loạn trương lực cơ toàn thân.  Kích thích nhân cầu nhạt hai bên. Chỉ định còn hạn chế: loạn trương lực cơ tiên phát, loạn trương lực cơ thứ phát, loạn trương lực cơ cục bộ hoặc theo phân đoạn.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Gai cột sống chữa bằng đu đủ có hiệu quả?

Theo trung dược đại từ điển, đu đủ chứa một loại kẽm có tác dụng phòng chống ung thư và sát trùng diệt khuẩn. Men protein trong đu đủ giúp tiêu nó protein, chữa rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày mãn tính, chân gối mỏi… Ngoài ra lá đu đủ giã nát đắp vào mụn nhọt, vết loét có tác dụng điều trị nhất định. Không những vậy đu đủ còn có tác dụng trong việc chữa gai cột sống hiệu quả mà lại rẻ. 


Bài thuốc điều trị gai cột sống bằng hạt đu đủ:


Tình cờ có người chỉ cho bài thuốc điều trị gai cột sống. Tôi cũng đã chỉ lại cho vài người (đã có 2 người báo kết quả rất tốt, mấy người kia thì chưa gặp lại). Ghi ra đây cho mọi người tham khảo:

Bước 1: Lấy 1 ly nhỏ hạt đu đủ chín (cao khoảng 5cm, miệng rộng khoảng 2cm-3cm, đích ly nhỏ, tôi tả theo dáng cái ly mà người bác chỉ bài thuốc đưa tôi xem). Nhớ lấy hạt chín thôi nha (hạt chín thường có màu đen đen).

Bước 2: Bỏ hạt chín vào miếng vải mùng bóp nhè nhẹ cho dập màng nước, bỏ lớp màng đó đi, sau đó thấm bớt nước, nhưng nhớ để hạt hơi ẩm ẩm chứ đừng để hạt khô quá.

Bước 3: Giã hạt đu đủ cho nát, nằm úp xuống và đặt 1 miếng vải mùng lên chỗ đốt sống lưng bị gai (nên chụp X-Quang để biết chính xác mình bị ở đốt sống lưng thứ mấy, nếu người nào không chụp X-Quang thì đặt hạt đu đủ ở chỗ bị đau), rồi bỏ hạt đu đủ lên, sau đó lấy một mảnh vải mùng dài cột chặt lại cho khỏi rớt.



Nằm khoảng 15 phút, sau đó đắp lớp thứ 2. Lưu ý là khi đắp sẽ có cái cảm giác rứt rứt ở da do nước hạt đu đủ thấm vào da.

Hàng ngày cứ đắp như vậy khoảng 1 tháng. Sau đó tùy theo tình hình bệnh mà tiếp tục thêm vài ngày hay ngưng hẳn. Căng cơ đầu http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-dau.html

Những tác dụng khác của Đu đủ:


Bạn nên ăn nhiều đu đủ để bổ sung vitamin A vì đu đủ chứa nhiều vitamin A, canxi và dồi dào nguồn kali.

Đu đủ cũng chứa vitamin B, vitamin B-6, vitamin B-1 và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc muốn phòng ngừa chứng táo bón, hãy thử ăn đu đủ.

Bên cạnh việc “chăm sóc” đường tiêu hóa của bạn, đu đủ cung cấp ít năng lượng và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất phù hợp với chế độ giảm cân.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Bấm huyệt chữa đau khớp gối

Theo y học cổ truyền thì có gần 1000 điểm huyệt vị quan trọng dọc theo kinh tuyến chạy từ đầu xuống đến gót chân, nhiều nhất là tập trung ở bên cột sống. Các điểm hướng tới các cơ quan liên quan, nên khi bị bệnh chỉ cần xác định rõ các điểm huyệt vị này rồi tác động điều trị sẽ cho hiệu quả trị bệnh hoặc hỗ trợ điều trị bệnh tốt.


Đối với khớp gối thì các điểm huyệt vị được xác định cần tác động như điểm huyết hải, điểm bánh chè, điểm đè đẩy, điểm vuốt, điểm ôm vuốt, điểm ấn vuốt. Cụ thể tiến hành thực hiện bấm huyệt chữa đau khớp gối tại các điểm như sau:

1/ Bấm huyệt huyết hải


Xác định vị trí huyệt huyết hải nằm ở bờ trong của đầu xương bánh chè, đo thẳng lên khoảng 4-5cm.

Sau khi xác định và bắt đầu tiến hành bấm huyệt bằng cách ngồi hoặc nằm, hơi co gối, chữa bệnh dùng một tay đỡ trên gối và tay kia dùng ngón cái ấn vào huyệt huyết hải nhằm điều hòa khí huyết lưu thông, giúp giảm cơn đau khớp gối nhanh.

2/ Bấm huyệt bánh chè


Huyệt bánh chè nằm ở hai bên bánh chè. Người bệnh ngồi hoặc nằm và co gối lại. Dùng 2 ngón tay ấn vào điểm hai bên bánh, ấn mạnh và đẩy xoay theo hình xoáy ốc giúp lưu thông mạnh máu, thư giãn cơ gân cốt giảm đau hiệu quả.

3/ Bấm huyệt đè và đẩy dây chằng


Tư thế thực hiện là dùng hai ngón tay ấn vào dây chằng dưới xương bánh chè, sau đó đẩy lên trên hoặc xuống dưới. Thực hiện thao tác này nhiều lần liên tục cải thiện các triệu chứng bệnh.


4/ Bấm vuốt tại xương bánh chè


Duỗi thẳng đầu gối, sau đó dùng hai ngon tay trỏ và ngón cái ấn vào vùng dưới xương bánh chè và ấn nhẹ rồi tới mạnh dần lên trên và vuốt xuống.


5/ Xoa, ấn vuốt gối


Người bệnh gối và đầu gối co, người chữa bệnh sẽ dùng tay chụm vào chỗ đau tại đầu gối, dùng lực ấn và vuốt vùng gối theo chiều trên xuống hoặc trái phải và ngược lại. Thực hiện liên tục cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Thực hiên cách bấm huyệt trên để thu được hiệu quả cao người bệnh nên tới các địa chỉ Đông y uy tín nhờ bác sĩ đông y thực hiện, am hiểu rõ các huyệt vị sẽ thực hiện điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài việc áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp thì người bệnh cần chú ý tới sinh hoạt, vận động hợp đúng cách hỗ trợ trị bệnh đau khớp gối.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Khi gặp người gãy xương chúng ta cần làm gì?

Khi gặp người tai nạn bị gãy xương chúng ta nên làm gì? Có phải chúng ta cần phải nắn chỉnh lại vùng xương bị gãy cho người đó hay không? Theo dõi bài viết sau để biết rõ cách xử lý đúng khi gặp phải trường hợp này nhé.


Trong cuộc sống có đôi lúc chúng ta sẽ vô tình gặp phải người bị gãy xương, nếu biết cách xử lý đúng đắn chúng ta có thể giúp họ giảm bớt đau đớn, nhưng ngược lại nếu không hiểu biết gì mà cứ cố tình trợ giúp thì đó có thể vô tình làm hại họ, khiến cho tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn.

Làm gì khi gặp người tai nạn bị gãy xương?


Theo bác sỹ người bị gãy xương có thể do tai nạn giao thông, trèo cây bị ngã, chấn thương khi chơi thể thao, ngã xe, khi lao động quá nặng…Dù là gãy xương do bất cứ nguyên nhân nào, hay gãy ở xương nào trên cơ thể chúng ta cũng cần phải đặc biệt lưu ý:

Không nên tự ý nắn chỉnh lại chỗ gãy xương nếu không có chuyên môn bởi vì điều này có thể làm tổn thương thêm phần mô cơ chung quanh chỗ gãy hoặc có thể khiến cho người bị nạn đau và chảy máu nhiều hơn nguy hiểm đến tính mạng. Căng cơ cổ http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-co.html 

Cần gọi ngay cấp cứu 115 nếu thấy bệnh nhân gãy xương nghiêm trọng kèm theo một số triệu chứng như bất tỉnh, tắt thở, tim ngừng đập, người nhợt nhạt, khó thở hoặc mê sảng, chảy máu quá nhiều.

Thực hiện sơ cứu người bị gãy xương và cầm máu (nếu người bị nạn chảy máu)

Nếu không gọi 115 thì sau khi sơ cứu cần chuyển nhanh người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất, trong khi vận chuyển cần lưu ý không để cho vết thương bị lay, xốc nhiều.

Cách sơ cứu người bị gãy xương:


Bước 1: Làm sạch vết thương

Bước 2: Tiến hành sơ cứu:

+ Bước 1: đặt nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ gãy xương



+ Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các đầu xương

+ Bước 3: buộc định vị 2 đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: Gai xương gót chân

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Gai xương gót chân

Không phải bệnh gai xương gót chân nào cũng gây đau gót chân. Nhiều người cảm thấy bị đau gót chân là do phản ứng viêm các mô ảnh hưởng đến dây thần kinh xung quanh. Vì vậy, có một số trường hợp bị gai xương gót mà không thấy đau hoặc ngược lại thấy đau ở gót chân nhưng lại không có gai xương.


Gai xương gót chân hình thành do sự bồi tụ canxi bao bọc quanh gân gan chân để chống lại các áp lực tác động vào cân cơ vùng gan chân, dẫn đến sự hình thành gai xương ở mặt dưới gót chân. Những người tuổi trung niên, người thường xuyên vận động nhiều, khuân vác vật nặng thường rất dễ gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao do sức nặng của cơ thể làm gia tăng áp lực lên bàn chân.

Triệu chứng điển hình của bệnh đau xương gót chân là những cơn đau nhức buốt ở gót chân vào buổi sáng sau khi thức dậy, khi bước chân xuống đất. Người bệnh phải đi lại một lúc mới thấy đỡ đau. Cơn đau có thể tăng mạnh khi bệnh nhân vận động mạnh, đột đột hoặc kéo dài và chỉ giảm bớt khi bệnh nhân nghỉ ngơi một thời gian. Lâu dần, cơn đau có thể đến thường xuyên khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, bước đi tập tễnh. Trong một số trường hợp nặng có thể dẫn đấn đứt gân gan chân.

Khắc phục bệnh gai xương gót chân như thế nào?  


Để phòng bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi luyện tập, chơi thể thao. Có chế độ tập luyện phù hợp, tránh luyện tập quá sức có thể gây tổn thương gân cơ chân. Đối với những người bị béo phì cần cải thiện chế độ dinh dưỡng thích hợp và vận động hiệu quả để duy trì cân nặng hợp lý.



Khi bị đau do gai xương gót chân, bệnh nhân cần chú những điều sau:


Nghỉ ngơi phù hợp, gác chân lên cao khi nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, có thể dùng nạng để giảm sức nặng lên bàn chân.

Đi giày dép mềm và vừa chân, nên sử dụng thêm miếng đệm lót dưới gan bàn chân để giảm đau. Băng chun gan bàn chân để giảm áp lực lên cân gan chân khi bị viêm.

Thực hiện các bài tập massage gan bàn chân, chườm đá hoặc áp dụng vật lý trị liệu bằng siêu âm, hồng ngoại, sóng ngắn để giảm đau tại chỗ.

Trong trường hợp đau nặng có thể dùng thuốc chống viêm và giảm đau như paracetamon, aspirin, meloxicam, diclofenac, piroxicam… để giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Xem thêm: