Loạn trương lực cơ nguyên phát: loạn trương lực không đi kèm các bất thường thần kinh, xét nghiệm, hoặc các bất thường về hình ảnh. Khởi phát và tiến triển của các triệu chứng từ từ và thường không có tư thế cố định. Tuy nhiên, đôi khi có thể có hiện tượng co rút ở vùng bị loạn trương lực cơ lâu ngày, đặc biệt là trong trường hợp loạn trương lực cơ hiện diện cả khi nghỉ ngơi lẫn khi vận động.
Loạn trương lực cơ thứ phát: liên quan đến một nguyên nhân mắc phải đã được biết đến hoặc có kèm các dấu hiệu thần kinh khác như yếu cơ, co cứng, mất thăng bằng, cử động bất thường ở mắt, bất thường võng mạc, suy giảm nhận thức, hoặc co giật. Loạn trương lực cơ thứ phát thường phát sinh từ một bệnh thái cụ thể, chẳng hạn như ngạt chu sinh, đột quị não, chấn thương, do dùng một số loại thuốc
Levodopa: Có lợi ở những bệnh nhân loạn trương lực cơ đáp ứng dopa (dopa-responsive dystonia - DRD).
Thuốc kháng cholinergic: Một số nghiên cứu cho rằng thuốc kháng cholinergic có lợi ở những bệnh nhân loạn trương lực cơ cục bộ và toàn thể.
Tetrabenazine: Bằng chứng từ các thử nghiệm nhỏ và báo cáo hàng loạt trường hợp cho thấy tetrabenazine là có lợi ở những bệnh nhân có nhiều rối loạn vận động tăng động, bao gồm loạn trương lực cơ.
Thuốc khác:
Clonazepam, baclofen, zolpidem, và thuốc chẹn thụ thể dopamine đã được sử dụng để điều trị loạn trương lực cơ, nhưng bằng chứng về hiệu quả là rất ít.
Botulinum toxin A
Là một chất độc thần kinh mạnh sản xuất bởi vi khuẩn Botulinum clostridium, gây yếu cơ khu trú.
Tiêm độc tố Botulinum có lợi cho khoảng 50-85% bệnh nhân bị loạn trương lực cơ cổ và co giật nửa mặt. Nó cũng được xem như là lựa chọn điều trị cho rối loạn phát âm dạng co thắt (ví dụ, loạn trương lực cơ thanh quản), loạn trương lực cơ chân tay, và loạn trương lực cơ lưỡi- miệng- hàm.
Phục hồi chức năng
Được chỉ định cho: vẹo cổ co cứng, co cứng bàn tay viết văn, loạn trương lực cơ cục bộ khác, loạn trương lực cơ toàn thân.
Phẫu thuật
Hiệu quả của các phương pháp phẫu thuật còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Có thể áp dụng cho một số loại như:
Loạn trương lực cơ cục bộ. Loạn trương lực cơ toàn thân. Kích thích nhân cầu nhạt hai bên. Chỉ định còn hạn chế: loạn trương lực cơ tiên phát, loạn trương lực cơ thứ phát, loạn trương lực cơ cục bộ hoặc theo phân đoạn.
Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.
►Xem thêm: Trị gai cột sống bằng hạt đu đủ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét