Không phải bệnh gai xương gót chân nào cũng gây đau gót chân. Nhiều người cảm thấy bị đau gót chân là do phản ứng viêm các mô ảnh hưởng đến dây thần kinh xung quanh. Vì vậy, có một số trường hợp bị gai xương gót mà không thấy đau hoặc ngược lại thấy đau ở gót chân nhưng lại không có gai xương.
Gai xương gót chân hình thành do sự bồi tụ canxi bao bọc quanh gân gan chân để chống lại các áp lực tác động vào cân cơ vùng gan chân, dẫn đến sự hình thành gai xương ở mặt dưới gót chân. Những người tuổi trung niên, người thường xuyên vận động nhiều, khuân vác vật nặng thường rất dễ gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao do sức nặng của cơ thể làm gia tăng áp lực lên bàn chân.
Triệu chứng điển hình của bệnh đau xương gót chân là những cơn đau nhức buốt ở gót chân vào buổi sáng sau khi thức dậy, khi bước chân xuống đất. Người bệnh phải đi lại một lúc mới thấy đỡ đau. Cơn đau có thể tăng mạnh khi bệnh nhân vận động mạnh, đột đột hoặc kéo dài và chỉ giảm bớt khi bệnh nhân nghỉ ngơi một thời gian. Lâu dần, cơn đau có thể đến thường xuyên khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, bước đi tập tễnh. Trong một số trường hợp nặng có thể dẫn đấn đứt gân gan chân.
Khắc phục bệnh gai xương gót chân như thế nào?
Để phòng bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi luyện tập, chơi thể thao. Có chế độ tập luyện phù hợp, tránh luyện tập quá sức có thể gây tổn thương gân cơ chân. Đối với những người bị béo phì cần cải thiện chế độ dinh dưỡng thích hợp và vận động hiệu quả để duy trì cân nặng hợp lý.
Khi bị đau do gai xương gót chân, bệnh nhân cần chú những điều sau:
Nghỉ ngơi phù hợp, gác chân lên cao khi nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, có thể dùng nạng để giảm sức nặng lên bàn chân.
Đi giày dép mềm và vừa chân, nên sử dụng thêm miếng đệm lót dưới gan bàn chân để giảm đau. Băng chun gan bàn chân để giảm áp lực lên cân gan chân khi bị viêm.
Thực hiện các bài tập massage gan bàn chân, chườm đá hoặc áp dụng vật lý trị liệu bằng siêu âm, hồng ngoại, sóng ngắn để giảm đau tại chỗ.
Trong trường hợp đau nặng có thể dùng thuốc chống viêm và giảm đau như paracetamon, aspirin, meloxicam, diclofenac, piroxicam… để giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.
►Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét