Tùy theo vùng bạn cảm thấy đau lưng mà cơn đau có vị trí biểu hiện khác nhau. Chúng tôi có nghi ngờ rằng xương sườn của bạn có thể gặp vấn đề. Không nhất thiết là chỉ gãy xương mới gây ra biểu hiện, các dạng bệnh lý khác như xương mỏng, loãng xương, rạn xương, ung thư xương (do di căn đến)… cũng hoàn toàn có các biểu hiện là bị đau lưng khi hít thở sâu.
Để kiểm chứng điều này, bạn nên đến các bệnh viện để kiểm tra chụp X-quang, MRI để có kết quả chắc chắn.
Đây là nhóm nguyên nhân mà chúng tôi cho rằng có khả năng cao nhất, bởi mỗi lần hít thở sâu, bộ phận thay đổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất là cơ lưng. Cơ lưng sẽ căng giãn mạnh khi hít sâu. Nếu chỉ là những tổn thương nhỏ, ở trạng thái bình thường sẽ không tạo ra cơn đau hoặc cơn đau không rõ ràng, nhưng khi có sự căng cơ mạnh, tổn thương này sẽ gây đau nặng hơn, thậm chí là vết rách cũng bị lớn hơn, người bệnh cảm nhận được rõ cơn đau hơn lúc bình thường.
Một bệnh lý khác cũng đặc biệt phổ biến được giải thích cho triệu chứng hít sâu bị đau lưng, đó là bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn có biểu hiện phô biến là đau ở vùng ngực và lan ra sau lưng, đau có thể âm ỉ, có thể nhói theo từng đợt khi có những thay đổi đột ngột như hắt hơi, ho, hít sâu hay vận động ảnh hưởng đến phần dây thần kinh liên sườn.
Bệnh cũng khá khó chẩn đoán chính xác, tốt nhất bạn nên tới kiểm tra tại các bệnh viện để có kết quả và phương pháp điều trị đúng.
Phổi, gan và thận chính là 3 cơ quan có thể gây nên những cơn đau lưng khi hít sâu. Tùy theo thể bệnh và cơ quan bị gặp vấn đề mà vị trí đau sẽ khác nhau.
Bệnh lý tại phổi như viêm phổi, viêm màng phổi, ung thư phổi sẽ tạo ra biểu hiện đau khi hít vào, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi và sốt cao.
Bệnh lý ở gan thường kèm biểu hiện trên da (vàng da, nổi mụn, dễ dị ứng…) và rối loạn tiêu hóa.
Bệnh lý ở thận sẽ kèm theo các biểu hiện ở đường tiết niệu (bí đái, nước tiểu vàng, đái ra máu…).
Tất cả những bệnh lý liên quan đến các cơ quan này đều có nguy cơ gây ra biểu hiện hít thở sâu thấy đau lưng, điều này là rất dễ hiểu.
Với toàn bộ những trường hợp nguyên nhân đã được liệt kê trên đây, có thể đối chiếu và xác định ban đầu về bệnh lý của mình, đồng thời tới kiểm tra tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để biết chính xác vấn đề.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe.
►Xem thêm: Tê bàn chân trái hay bị tê bàn chân phải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét